Các lỗi thường gặp của trung tâm báo cháy địa chỉ Hochiki FIRENET

Hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki cũng như các hệ thống báo cháy địa chỉ khác, thông thường khi lắp đặt sẽ xuất hiên ít hay nhiều những lỗi bên dưới. Những lỗi này không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây giúp các anh em lắp đặt hiểu được các lỗi báo trên tủ từ đo xử lý một cách nhanh chóng tiếp kiệm được thời gian cũng như chi phí.

Trung tâm báo cháy địa chỉ 8 Loop có card mạng * FN-8127/220V

Các lỗi thường gặp của trung tâm báo cháy địa chỉ Hochiki.

1 . Các lỗi trên đường Loop.

* Loop Open Circuit:

+ Đường đi và về của loop bị hở mạch.

+ Cách khắc phục: Kiểm tra đo thông mạch tìm ra vị trí bị hở mạch, kết nối cho vòng loop kép kín.

* Loop Short Circuit:

+ Đường dương và âm của loop bị chạm với nhau.

+ Các khắc phục: Tách dây kiểm tra tìm ra chỗ bị chạm và xử lý.

* Loop Wiring Trouble/Ground Trouble:

+ Đường loop bị chạm mass tủ sẽ sáng thêm đèn Ground Fault.

+ Cách khắc phục: Kiểm tra đương dây tách đoạn bị chạm, thực tế lỗi này cũng có thể phát sinh do một số nguyên nhân khác (Lỗi thiết bị, nhiễu..

2 . Các lỗi thiết bị.

* Disconnected Device :

+ Mất kết nối với thiết bị * thiết bị đã được khai báo trên tủ nhưng vì nguyên nhân nào đó mà tủ không nhận được.

+ Các khắc phục : Đầu tiên kiểm tra địa chỉ bị Disconnected trên tủ sau đó kiểm tra địa chỉ thực tế trên thiết bị nếu đúng thì kiểm đo kiểm tra loop khoảng 28V + * kiểm tra đúng * +, nếu có đầy đủ mà tủ vẫn không nhận thì gỡ thiết bị gửi nhà cung cấp bảo hành.

* Unexpected Device :

+ Thiết bị đã được gắn trên đường loop mà không được khai báo trên tủ

+ Cách khắc phục: Dùng bàn phím, phần mềm lập trình khai báo thiết bị mới lắp lên (lưu ý đúng địa chỉ và loại thiết bị..

* Bad data Trouble :

+ Thiết bị giao tiếp không tốt ổng định với trung tâm (Nhiều môi trường do cáp hoặc thiết bị lỗi..

+ Cách khắc phục: Gỡ thiết bị xuống gắn lại nếu không được kiểm tra vệ sinh thiết bị nếu vẫn không được thay thiết bị mới.

* Unknown Device :

+ Không nhận thiết bị khai báo, khai báo sai (gắn loại thiết bị A trên loop mà khai báo thiết bị B..

+ Cách khắc phục: Kiểm tra lai địa chỉ bị báo Unknown Device đổi lại đúng loại thiết bị (VD: Gắn đầu báo ALK-V mà khai báo ALG-V tủ sẽ báo Unknown Device địa chỉ đó. dùng bàn phím hoặc phần mềm đổi ALG thành ALK là OK..

3 . Lỗi theo thiết bị.

* Lỗi Open thiết bị :

+ Đồi vơi các thiết bị có điện trở giam sát (DCP-FRCME-M, DCP-CZM , DCP-SOM-A . khi mất kết nối với điện trở tủ sẽ báo lỗi Open địa chỉ đó.

+ Các khắc phục: gắn lại điện trở (lưu ý đúng trị số cho từng loại..

* Lỗi mất nguồn Power fail :

+ Các thiết bị cần nguồn như (DCP-CZM, DCP-SOM-A. khi mất nguồn sẽ báo lỗi.

+ Cách khắc phục: Kiểm tra cấp nguồn lại cho thiết bị.

10 lỗi thường gặp khi lắp đặt bảo trì hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki

+ Loop open circuit : hở mạch

* Kiểm tra dây Loop + out và in có bị hở hay không.

* Kiểm tra dây Loop * out và in có bị hở hay không.

+ Loop short circuit: Chạm dây + * loop

+ Disconnected trouble: Mất kết nối với thiết bị

Trong hình là module giám sát đầu báo thường CZM địa chỉ số 29(ADR=029. Loop 1 (LP=1. tủ 1 (ND=1. đang mất kết nối. Có thể thiết bị hư không hoạt động, Thiếu nguồn 24VDC đối với một số module, thiết bị đã tháo, hở hay đứt dây, gắn thiết bị không chắc chắn không tiếp xúc, thay thiết bị mới mà cài đặt sai địa chỉ…

+ Wrong device type: Khai báo sai loại thiết bị

Trong hình là địa chỉ số 3(ADR=003. Loop 1 (LP=1. đang bị sai. Thay đổi lại loại thiết bị bằng phần mềm Loop Explorer hoặc thực hiện trực tiếp trên tủ.

+ Double Address

Trong hình là địa chỉ số 9 Loop 1 đang bị trùng. Kiểm tra thiết bị, bị trùng địa chỉ, dùng bộ cài đặt địa chỉ TCH-B100 thay đổi lại địa chỉ.

+ Unexpected device: Thiết bị có trên loop nhưng chưa được lập trình.

Trong hình là đầu báo nhiệt địa chỉ số 19 Loop 1 đã gắn trên mạch loop nhưng chưa được khai báo lập trình trong tủ trung tâm. Lập trình thêm thiết bị bằng phần mềm Loop Explorer hoặc thực hiện trực tiếp trên tủ.

+ Input open circuit: Đứt dây, thiếu điện trở cuối trên modul FRCME, FRCMA, CZM..

Trong hình là địa chỉ số 50 Loop 1 đang bị lỗi, Kiểm tra điện trở cuối đã được lắp chưa, kiểm tra dây.

+ Slave line short circuit: Chập mạch, thiếu Diode trên modul SOM/SOM-A/AI…

Trong hình là địa chỉ số 13 Loop 1 đang bị lỗi chập mạch, thiếu Diod. Kiểm tra diod đã được lắp đúng chưa, kiểm tra dây.

+ Slave line open circuit: Hở mạch, thiếu điện trở trên modul SOM/SOM-A/AI…

Trong hình là địa chỉ số 13 Loop 1 đang bị lỗi Hở mạch, thiếu điện trở. Kiểm tra điện trở đã được lắp chưa, kiểm tra dây.

+ Power failure: Lỗi mất nguồn 24VDC cấp cho modul CZM, SOM, SOM-A,…

Trong hình là địa chỉ số 50 Loop 1 đang bị lỗi mất nguồn 24VDC cấp cho modul CZM.

Khắc phục hiện tượng báo cháy giả trong hệ thống báo cháy Hochiki.

Hiện tượng báo cháy giả rất hay xảy ra trong một hệ thống báo cháy địa chỉ hay thông thường, nếu không lắp đặt đúng kỹ thuật và bảo trì thường xuyên. Nó làm mất tác dụng của hệ thống và gây ra nhiều phiền phức cho người dùng cũng như đơn vị quản lý. chính vì vậy việc hạn chế và tìm ra nguyên nhân khắc phục nó là một vấn đề rất quan trọng, dưới đây là một bài viết chia sẻ guyên nhân và cách khắc phục hiện tượng báo cháy giả.

1. Nguyên nhân do lắp đặt :

* Tùy chỉnh độ nhạy của đầu báo (một số hãng hỗ trợ. phù hợp.

* Khu vực có nhiệt độ thay đổi thường xuyên như bếp, phòng máy thì phải sử dụng loại đầu báo nhiệt cố định.

* Khu vực thương xuyên có bụi (bếp kho cám, xi măng…. thì không thể sử dụng đầu báo khói mà phải chuyển qua dùng đầu báo nhiệt.

* Lắp đặt đầu báo không đúng môi trường: Trong một hệ thống báo cháy Hochiki để đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác ứng với 1 môi trường thì có một loại đầu báo phù hợp với một trường đó.

* Sử dụng quá số lượng đầu báo trên 1 kênh Dây tín hiệu quá nhỏ: Muôi kênh trên một trung tâm báo cháy đều có quy định về giới hạn số lượng đầu báo, không nên lắp quá số lượng giới hạn dẫn đến gần ngưỡng Alam có thể dẫn đến báo cháy giả.

* Dây tín hiệu không nên đi loại có tiết diện quá nhỏ phải theo quy định của hãng

* Lắp đặt không đồng bộ: Một số trường hợp sử dụng trung tâm báo cháy và đầu báo của 2 hãng khác nhau, trường hợp này nên hạn chế tối đa và phải kiểm tra so sánh dòng Alam và dòng Surge Current.

Hình minh họa.

2. Nguyên nhân do vận hành

* Bảo trì: Các thiết bị trong hệ thống báo cháy Hochiki đặc biệt là đầu báo khói phải được vệ sinh và bảo trì định kỳ thông thường 6 tháng 1 lần.

* Do nguyên tắc hoạt động của đầu báo khói (thu phát tín hiệu trong buồng khói…. Thiết bị không thể phẩn biệt khói và bụi. chính vì vậy đầu báo phải được vệ sinh thường xuyên, nếu không được vệ sinh khi bụi bẩn đạt đến ngưỡng sẽ dẫn đến báo cháy giả.

* Thiết bị: Trong hệ thống có một thiết bị gặp sự cố hư hỏng có thể dẫn đến tình trạng báo cháy giả đặc biệt với hệ thống báo cháy địa chỉ, cô lập và thay thê thiết bị hư hỏng.








Comments

Popular posts from this blog

Cảm biến nhiệt độ ẩm DHT11 với ESP8266 và ứng dụng BLYNK

Cảm biến MQ2 cảnh báo khói qua điện thoại với ESP8266 và ứng dụng Blynk

Cảm biến lửa cảnh báo cháy qua điện thoại với ESP8266 và ứng dụng Blynk